Chế độ ăn uống cho bệnh nhân Gout

 Chế độ ăn uống, sinh hoạt  hợp lý cho bệnh nhân Gout

Chế độ ăn uống

Tỷ lệ mắc bệnh gút ở Việt Nam tăng nhanh trong 10 năm gần đây, chế độ ăn uống không hợp lý – ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm có chứa gốc Purine là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gút. Dưới đây là lời khuyên của các bác sỹ dành cho chế độ ăn uống của người bị bệnh gút:

Đồ ăn:

- Nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều Purine: Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như : thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê, phủ tạng động vật như: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc, trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…

- Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như

  • Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, các loại gia cầm khá, cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
  • Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng AU hơn các loại đậu chưa chế biến.

-    - Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh: Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, dọc mùng vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp AU trong cơ thể.

-    - Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

-        Ở người lớn nhu cầu về đạm là 1g/kg trọng lượng/ngày (nhu cầu này sẽ tăng trong một số trạng thái cơ thể đặc biệt: có thai, gắng sức, bị bệnh). Dưới đây là bảng tính lượng đạm trong một số loại thực phẩm thường dùng hàng ngày, bệnh nhân gút có thể dựa vào bảng này để đưa ra chế độ ăn hợp lý cho mình:

Thực phẩm (100 g)

Lượng đạm (Gam)

Sữa bò tươi

3,9

Sữa đặc có đường

8,1

Sữa chua

3,7

Sữa đậu nành

3,9

Phomat

10-20

Trứng gà tươi

11,6

Trứng vịt tươi

14,2

Thịt bò nạc

20

Thịt trâu nạc

21,9

Thịt thỏ nạc

21,5

Thịt lợn nạc

19

Thịt gà nạc

22,4

Thịt vịt nạc

17,8

Thịt ngỗng nạc

18,4

Thịt ếch

20,0

Thịt cá lóc

18,2

Thịt cá chép

16,5

Thịt cá trê

16,5

Thịt lươn

20,0

Thịt tôm

18,4

Thịt cua biển

17,5

Đậu hũ

10,9

Đậu phọng (lạc)

27,5

Đậu nành

34

Đậu xanh

23,4

Mè (vừng)

20,1

 

 

 

 

·       Đồ uống:

  • Người bị bệnh gút tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than…
  • Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
  • Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
  • Bên cạnh đó bệnh nhân gút nên ăn những thực phẩm nhiều chất xơ như dưa leo, cà chua, củ sắn. Uống nhiều nước lọc và các loại nước khoáng hơi kiềm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt AU ra ngoài. (Theo khảo sát của Đại học Boston – Hoa Kỳ).  

Ø Chế độ sinh hoạt

Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân gút cũng cần thực hiện chế độ tập luyện thường xuyên, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh … Tuy nhiên bệnh nhân gút cũng cần lưu ý không lựa chọn những môn thể thao cần vận động mạnh, tránh làm việc nặng, quá sức.Tình trạng béo phì cũng gây ra sự tăng AU trong máu, vì vậy giảm cân đối với bệnh nhân gút cũng là việc tối quan trọng. Tuy nhiên khi áp dụng chế độ giảm cân cần lưu ý chỉ giảm từ 0,5 – 1kg mỗi tuần vì giảm cân đột ngột là nguyên nhân gây nên cơn gút cấp.gút là căn bệnh do thấp nhiệt gây ra vì vậy bệnh nhân gút cần đặc biệt chú ý tránh dầm mưa, nhiễm lạnh. Căng thẳng và thức khuya cũng dễ dàng làm cơn đau tái phát. Khi bệnh chuyển sang mãn tính cần có chế độ tập luyện thường xuyên, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp. Bệnh nhân gút nên xét nghiệm nồng độ AU trong máu định kỳ 2 tháng/lần từ đó có cơ sở cho việc điều trị bệnh tốt hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan